Điếu bát men rạn giả cổ bọc đồng họa tiết rồng chầu mặt nguyệt, nõ đặc kèm xe nhôm, que gảy tàn, chính gốc Bát Tràng, Shop giao hàng toàn quốc, được mở hàng kiểm tra trước khi trả tiền.
Điếu bát men rạn giả cổ – Bát Tràng
- Đường kính bát: 20cm, cao: 11 cm
- Đường kính điếu: 11cm, cao: 11 cm
- Đường kính trong: 14cm.
“Lưỡng long chầu nguyệt” (rồng chầu mặt nguyệt) có ý nghĩa là hai con rồng thể hiện tính bao trùm của Âm Dương cùng chầu vào biểu tượng mặt trời là Thái Cực sinh lưỡng nghi (Hai con rồng). Hình ảnh hai con rồng chầu vào vòng tròn chính giữa xuất hiện trên các nóc đình đền và chùa chiền một thời gây tranh cãi gáy gắt trong giới khoa học. Nhiều người dùng thuật ngữ “Lương long chầu nguyệt” để chỉ đôi rồng chầu về mặt trăng.
Nguồn gốc của điếu bát
Đến nay vẫn chưa có tài liệu nào trả lời chính xác về nguồn gốc và lịch sử ra đời của điếu bát, chỉ biết rằng người Việt sử dụng thuốc lào từ rất xa xưa, hút thuốc và ăn trầu là một phần của cuộc sống. Họ dùng thuốc lào hàng ngày, và ở mọi nơi cùng với điếu bát. Ngoài ra người ta còn hút thuốc lào bằng điếu cày, loại điếu làm bằng ống tre, nứa dài khoảng 40cm.
Điếu bát là loại điếu được sử dụng phổ thông ở mọi tầng lớp. Đối với tâng lớp phổ thông thì dùng điếu bằng gốm sứ, lõ điếu ( có nơi gọi là nõ) bằng gỗ, và trang trí họa tiết hoa văn đơn giản. Với tầng lớp quý tộc ngày xưa thì điếu bát thực sự là mọt tác phẩm nghệ thuật. trang trí cầu kỳ, hoa văn tứ linh, tứ quý.. bọc đồng, lõ điếu bằng đồng hoặc vàng bạc,tùy vào đẳng cấp quý tộc, địa vị xã hội và trình độ thẩm mỹ của chủ nhân.
Phụ kiện đi kèm: que thông gạt tàn điếu, nõ điếu đồng nguyên chất, xe điếu hút bằng nhôm.
Cách sử dụng Bát Điếu Bát
Bát Điếu chủ yếu làm bằng gốm hoặc sứ, hình tròn, đường kính bằng chiếc bát ăn cơm, dưới đáy có bầu đựng nước, được đặt trong chiếc bát có đường kính to hơn. Trên miệng bát có lỗ điếu gọi là nõ điếu (hay lõ điếu). Khi hút, thuốc được vê thành những viên tròn, đút vào nõ, bật lửa, châm vào thuốc và rít mạnh. Khi rít, lửa sẽ đốt cháy rợi thuốc, hơi nước ở bầu bốc lên, hai luồng âm dương hoà quyện vào nhau, tạo cho người hút một cảm giác đê mê rất đặc trưng của thuốc lào.
Giới quý tộc xưa, mỗi khi hút điếu phải có người nâng điếu, châm đóm, hút xong phải có ấm trà ngon để “hãm”… rất cầu kỳ, cần có thời gian và không gian để tận hưởng cảm giác khoan khoái…Còn đối với những “tao nhân mặc khách”, nhắc đến hút điếu bát còn có nghĩa là cùng bạn văn chương thơ phú ngâm ngợi chuyện đời, thưởng trà, vọng nguyệt…
Làm sao để Bát Điếu hút kêu?
Muốn hút kêu ra tiếng thì còn tùy thuộc vào lương nước trong bát điếu. Mực nước đổ vào trong điếu phải vừa đủ ngập lõ điếu bát, nhưng lại không được quá ngập, nếu đổ quá nhiều thì tiếng kêu sẽ nhỏ.
– Châm lửa, tốt nhất là dùng đóm (là những mảnh tre, nứa, gỗ làm diêm…) mỏng để lửa cháy trong một khoảng thời gian vừa đủ, lại không có mùi lẫn vào như khi dùng diêm hoặc bật lửa ga.
– Lúc bắt đầu hút, người hút hít vào từng hơi ngắn để có thêm ô xy cho thuốc cháy đều và khói tích tụ trong thân điếu rồi mới hít một hơi thật sâu kèm theo một lượng khói lớn. Trước đó, người hút thường thổi một hơi ngắn và mạnh để xái thuốc lào văng ra khỏi nõ điếu. Động tác này đòi hỏi phải khéo léo để xái thuốc bắn ra đúng cái bát đựng điếu, phải những người có kinh nghiệm mới thực hiện thuần thục được.
– Khói thuốc lào đã được làm giảm nhiệt và lọc bớt một số chất nhờ đi qua nước chứa trong thân điếu. Trong khi hút, hơi và khói thuốc khiến cho nước chứa trong điếu và khí phát ra tiếng kêu; người hút thích tiếng kêu phải giòn giã để tăng phần thú vị. Âm thanh này phụ thuộc cấu tạo của điếu và lượng nước đổ vào đó.
Mọi thông tin đặt điếu bát chivas theo địa chỉ:
ĐẠI LÝ THUỐC LÀO ĐIẾU CÀY THANH HÓA
Địa Chỉ: 67 Chi Lăng, Phố Minh Trại, Phường Quảng Thành, Tp Thanh Hóa
– Điện thoại: 0934136111
– Email: dailythuoclaothanhhoa36@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.